Tại Sao Nhiều Người Lựa Chọn Phương Pháp Cấy Tóc?

6 min read
Trên thực tế, rụng tóc hay hói đầu là 1 bệnh lý gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, giảm sự tự tin cho chúng ta. Khi đó, nhiều người đã tìm đến các biện pháp làm giảm rụng tóc hay hói đầu như xăm chân tóc, cấy tóc, dùng thuốc mọc tóc, bôi serum mọc tóc hay dùng hóa chất can thiệp sâu vào nang tóc…
Mỗi 1 phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với 1 nhóm đối tượng riêng biệt. Với phương pháp cấy tóc cũng vậy. Cấy tóc là gì? Cấy tóc cơ chế hoạt động ra sao? Cấy tóc có vĩnh viễn hay không? …

Cấy tóc là gì?
Cấy tóc được biết đến là một thủ thuật y khoa khiến tóc mọc lên tại vùng da mà trước đó tóc rụng hoặc bị hói đầu. Hiểu 1 cách đơn giản thì cấy tóc là phương pháp bác sỹ xếp lại tóc hiện có trên da dầu của bạn. Có thể dùng tóc chỗ nhiều cấy sang phần tóc ít. Cấy tóc nhiều người vẫn thường nói theo dân gian là trồng cỏ, tức là nhỏ cỏ bên này trồng sang bên kia.

Cấy tóc dành cho nhóm đối tượng nào?
Với mỗi 1 phương án cải thiện tình trạng gãy rụng tóc, điều trị hói đầu thì đều phù hợp với 1 nhóm đối tượng khác nhau. Với cấy tóc cũng vậy, cấy tóc sẽ phù hợp với nhóm đối tượng như sau:
Tuổi từ 23 trở lên
Có sức khỏe tốt
Trường hợp trên 45 tuổi thì phải tiến hành qua 1 vài xét nghiệm
Không có dấu hiệu gặp biến chứng sau khi cấy tóc
Tóc rụng vô cùng nhiều, nhìn thấy da đầu
Người bị hói ở 2 bên trán
Người có đường chân tóc lùi về sau
Người muốn tạo tóc mái
Cấy tóc sẽ không phù hợp với nhóm đối tượng sau đây:
Những người bị rụng tóc khắp da đầu
Người không đủ tóc ở vùng hiến tóc
Người có sẹo do phẫu thuật hoặc chấn thương
Người bị rụng hết tóc do điều trị xạ trị

Một vài lưu ý khi cấy tóc
Cấy tóc như đã nói ở trên thì đây không phải là phương pháp ngăn rụng tóc do đó khi thực hiện cấy tóc, bác sĩ sẽ xét nghiệm và thăm khám nguyên nhân rụng tóc của bệnh nhân và kiểm soát nguyên nhân đó càng sớm càng tốt.
megakorea cấy tóc thì tuyệt đối không được dùng tóc của người này để cấy sang cho người khác. Bởi khi đưa mảnh ghép sinh học vào cơ thể khác sẽ xảy ra hiện tượng dị ghép hay còn gọi là đào thải.

Các hình thức cấy tóc
Cấy tóc bao gồm cấy tóc tự thân và cấy tóc sinh học. Với mỗi 1 hình thức cấy khác nhau sẽ có cách thức và quy trình khác nhau. Cấy tóc tự thân sử dụng chính những nang tóc còn sống cấy vào vùng hói. Cấy tóc sinh học sử dụng tóc nhân tạo để cấy vào vùng hói.

Cấy tóc tự thân
Cho tới thời điểm hiện tại thì phương pháp cấy tóc tự thân đã và đang đem lại kết quả tốt nhất. Vùng tóc được cấy sẽ mọc sau 3 tháng. Mặc dù phương pháp cấy tóc tự thân này thời gian phục hồi nhanh nhưng do không phải can thiệp dao kéo, hạn chế gây đau đớn, không mất nhiều thời gian nghỉ ngơi và chi phí hợp lý phù hợp với từng loại cấy tóc của cơ thể.
Thực tế, cấy ghép tự thân bao gồm 2 kỹ thuật:
Tại Sao Nhiều Người Lựa Chọn Phương Pháp Cấy Tóc?
Cắt ghép nang chân lông theo mảng: bác sĩ sẽ tiến hành dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy nang tóc và gốc tóc ở vùng không bị hói và chia thành các sợi, cấy vào khu vực bị hói.
Cắt ghép nang chân lông đơn lẻ: bác sĩ sẽ lấy từng phần từng nang tóc và cấy vào khu vực tóc thưa hoặc hói đầu

Cấy tóc sinh học
Cấy tóc sinh học ngược với cấy tóc tự thân. Cấy tóc sinh học là biện pháp không cần phẫu thuật bởi bác sĩ sẽ dùng các sợi tóc nhân tạo để cấy vào vùng da tóc bị rụng hoặc hói…
Tuy nhiên, tóc sinh học không thể mọc dài như tóc tự thân do đó độ dài của mái tóc sẽ không theo như ý của bệnh nhân.
Thêm 1 yếu tố nữa, do là tóc nhân tạo nên khi cấy vào da đầu sẽ gây ra phản ứng miễn dịch của cơ thể, 1 số phản ứng có thể kể đến như viêm, tăng sừng chân tóc… Vì thế chỗ tóc nhân tạo vừa cấy có thể bị nhiễm trùng hoặc thậm chí rụng tóc phần nang tóc hiện tại. Do vậy, khi áp dụng cấy tóc nhân tạo cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc tóc nhân tạo, đảm bảo không kích ứng ngay sau khi cấy tóc. Nếu kích ứng nặng có thể bị ảnh hưởng đến da đầu và hệ thần kinh.
Như vậy, so sánh về tính năng và hiệu quả của 2 hình thức cấy tóc thì cấy tóc tự thân mang lại nhiều ưu điểm hơn.
toc
In case you have found a mistake in the text, please send a message to the author by selecting the mistake and pressing Ctrl-Enter.
Comments (0)

    No comments yet

You must be logged in to comment.

Sign In / Sign Up